RƯỢU CAU GIA TRUYỀN PHÁP TUỆ - 0978797763

RUOUCAU.NET - CHUYÊN BÁN SỈ VÀ LẺ RƯỢU CAU PHÁP TUỆ CHỮA ĐAU RĂNG VIÊM LỢI TẠI TPHCM - HÀ NỘI - SHIP HÀNG TOÀN QUỐC

Chuyên Mục

BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TÍN LUẬN - PHẦN GIỚI THIỆU




QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
TÍN LUẬN



Hay là :

- Một nền triết lý vững chắc về con người
- Muốn phương pháp trong sạch hóa tư tưởng
- Một lối sống tự do
- Một công thức để tìm giải đáp bài toán hạnh phúc
- Một hoàn thuốc tinh thần để trị tâm bệnh
- Một đường giải thoát khổ
- Một chỗ nương chắc chắn cho nhân sinh
- Một cái kính để soi thấu vũ trụ vạn vật
- Một phương tiện để biết nguồn gốc của mình
- Một giác thuyết của Đại thừa Phật pháp
- Một lý viên đốn của Phật học
- Một nhân của quả Phật
                                     
 Phật lịch 2508 – 1964
                                      Tác giả : HẢI TÍN Cư sĩ







LỜI GIỚI THIỆU
Của Cư sĩ Tịnh Danh tức ông Đỗ Văn Du

          Hiện nay, tôi rất hân hạnh được nhận thấy có thêm một giọt nước thanh thịnh bổ trợ vào biển pháp xuất thế gian. Đó chính là quyển sách ‘Quán Thế Âm Bồ Tát Tín Luận’ với mục đích cao quý, thể hiện một trong nghìn phương tiện để phổ biến kiến thức chân chính. Duy thực hiện pháp hạnh, tác giả mới dùng huệ đức phụ họa kiến giải đúng đắn tăng thêm giá trị cho nền văn hóa đạo lý Phật.
          Tuy nhiên, ‘Quán Thế Âm Bồ Tát Tín Luận’ đã được hoàn thành là nhờ tác giả phí lắm công trình khảo nghiệm pháp phần ‘Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn phẩm’ trong kinh ‘Diệu Pháp Liên Hoa’.
          ‘Quán Thế Âm Bồ tát’ là bậc Đẳng giác Bồ tát, một pháp vị trong đạo hạnh xuất thế có định lực năng độ khổ cứu nạn cho chúng sinh nói chung và nhân sinh nói riêng. Ngài đã chứng bậc viên thông, đã được Đức Phật ngợi khen. Nương theo sở chứng đắc pháp vi mật dưới thông với chúng sinh, trên thông với chư Phật, Ngài mới thành tựu đạo hạnh bậc nhất được phổ lợi bố hóa cho mọi loài chúng sinh cái lực vô cùng, là năng lực không biết sợ hãi. Tác giả đã vin theo cái lý tự tính sinh muôn pháp mà lập luận, nên ấn lý căn bản ‘Minh tâm kiến tính’ nói lên được các pháp tương đối ‘tức hữu’, ‘tức vô’, ‘tức phi hữu’, ‘tức phi vô’. Như vậy là tác giả cũng nói đó là thần quyền và cũng nói chẳng phải thần quyền nốt khiến cho độc giả định thức ngay cái lý ‘một pháp một vị’, ‘một tính một vị’. Pháp tướng và Pháp tính hai ấy không riêng khác nhưng ai nghe biết tin chắc trì niệm danh hiệu ‘Quán Thế Âm Bồ Tát’ cũng thông hiểu nghĩa lý đó nữa, thì phải biết người đó được tự tại, ly thoát các thứ chướng nạn, các thứ mê hoặc quấy nhiễu và các thứ khổ hoạn độc hại.
          Tôi nhận thấy, tác giả rất mẫn huệ, càng thận trọng mỗi lần muốn hướng ý độc giả đặt trọng tâm, tin sâu vào pháp thuyền ‘Quán Thế Âm Bồ tát’ thì lại không bỏ quên cái lý thể hiện tự tại ‘tức nhân’, ‘tức ngã’, ‘tức danh’, ‘tức tướng’, ‘tức tính’, ‘tức lực’, ‘tức dụng’, ‘tức cứu cánh’ Tịnh thánh Quán Thế Âm.
          ‘Quán Thế Âm Bồ Tát tín luận’ chắc chắn không phụ lòng hoài cố của độc giả, mặc dầu lối hành văn chưa được lưu loát lắm nhưng tôi xét ra tầm quan trọng lợi ích cũng như giá trị tương đối của quyển sách này rất được khuyến khích và tán thưởng.
          Độc giả sẽ thưởng thức những tư tưởng xác đáng, chân chính. Đồng thời, với những kiến thức thẳng thắn, rồi đây, chắc chắn sẽ hy vọng dẹp được các thứ mê tín dị đoan vượt hẳn mọi động lực thế tục có tính cách đầu độc tinh thần nhân loại.
          Trên thế giới hiện nay, toàn thể nhân loại đã thấy biết gì ? Đã nghĩ gì ? Đã nói gì ? Và đã làm được những gì ?
          Phải chăng họ đang sống trong cảnh nghi kỵ, lo âu, sợ hãi ?
          Quyển sách ‘Quán Thế Âm Bồ tát tín luận’ ra đời hợp thời cơ. Tôi xin thành thật giới thiệu với quý bạn pháp thân mến xa gần và cầu chúc Hải Tín cư sĩ vững tiến trong đạo phận, tô điểm nền văn hóa đạo lý Phật.
                                                         
                                                                      Nam mô Đắc Đại Thế Bồ tát.
 -----------------------------------------------------------------

10. Quán Thế Âm Bồ Tát là pháp cao trội nhất

Ông Chân Tín thưa : Pháp nào cũng là pháp phương tiện. Nhưng tại sao gọi Quán Thế Âm Bồ tát là pháp hay nhất ?

Đại sư nói : Các pháp của Phật dạy thí dụ như những báu vật của Ngài để dành cho chúng ta, dại gì lại chọn những báu vật to lớn, cồng kềnh khó mang, khó giữ. Ấy là các pháp như luật giới, thiền định, chỉ quán, v.v…

Quán Thế Âm Bồ tát pháp là hòn ngọc nhỏ. Sao gọi được là nhỏ ? Vì là pháp dễ giữ và dễ thực hành. Mặc dầu là hòn ngọc nhỏ nhưng lại quý hơn cả. Sao được gọi là quý hơn cả ? Vì cứu cánh của pháp này hơn cả các pháp khác. Nhân làm không thấy gì là khó khăn nhưng quả báo lại quá to lớn. Bởi lẽ ấy nên được gọi là pháp hay nhất.

Ông Chân Tín thưa : Ở đời, việc khó nhọc mới có kết quả rực rỡ. Lẽ đâu việc dễ làm như là niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát mà kết quả lại hơn các pháp khó ?

Đại sư nói : Mục đích của pháp nào cũng là giải thoát khổ của tham, sân, si.
Niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát là tu một lượt ba pháp GIỚI, THIỀN, QUÁN, vì sao ?

Tâm niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát nên không nghĩ đến được những điều nhơ quấy. Những điều nhơ quấy không được nghĩ đến thì làm sao được thật hành ? Như vậy gọi là tu tập Luật giới.

Tâm niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ tát, nên không bị tạp tưởng làm rối loạn. Không có tạp tưởng làm rối loạn là ở trong Định. Như vậy gọi là tu tập Thiền định.

Tâm niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ tát nên cái ‘Thức’ ngưng lại không chạy theo tư tưởng nữa mà còn rọi trở lại thấy biết hết thảy các tư tưởng. Như vậy gọi là tu tập Chỉ quán. Các khổ tham, sân, si đều nằm ở trong tư tưởng. Một niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát giải thoát một lần các khổ đó. Lúc nào muốn giải thoát là được, không cần phải cố chấp ép mình giữ gìn giới luật, cũng không cần phải nhất định có thời khắc công phu như Thiền, Quán.

Vả lại, ba pháp Luật, Thiền, Quán chưa chắc gì giải thoát cái tưởng si mê. Vì sao ? Nó là gốc bệnh lâu đời, khó được phân biệt. Người bệnh thấy mình đã khỏe, tưởng đâu dứt bệnh, nào dè gốc bệnh còn ở trong cơ thể. Bệnh si mê cũng vậy. Người tu hoặc luật giới hoặc thiền định hoặc chỉ quán thấy mình hết những khổ tham sân, tưởng rằng đã đắc đạo. Nào dè cái si mê còn ẩn trong pháp giải thoát của mình. Bởi thế cho nên, trong kinh Lăng Nghiêm, Phật ân cần dặn chúng đệ tử : Phải thận trọng đối với gốc bệnh si mê của mình, nhất là khi tu tập ba pháp nói trên.

Tu tập các pháp giải thoát khổ cũng như uống thuốc trừ bệnh. Nhà bác học phát minh ra món thuốc nào là rõ hơn ai hết những đặc tính của món thuốc đó. Chúng ta tu tập pháp nào của Phật dạy là phải tin theo lời của Phật nói về những đặc tính của pháp đó. Quán Thế Âm Bồ tát là pháp thuộc về bộ kinh Pháp Hoa.

Sau đây là những đoạn kinh Pháp Hoa nhấn mạnh về đặc tính của pháp này :
1. ‘… Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, liền được ly dục. Nếu người nhiều sân hận, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, liền lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát liền lìa được ngu si…

2. ‘… Ở trong các kinh của ta nói, Pháp Hoa là tột thứ nhất’.

3. ‘… Đọc tụng kinh Pháp Hoa là dùng đức trang nghiêm của Phật để tự trang nghiêm mình…’

4. ‘… Tất cả pháp của Như Lai có, tất cả thần lực tự tại của Như Lai, tất cả việc rất sâu của Như Lai, đều tuyên bày rõ nói trong kinh này…’

5. ‘… Lại sau khi đức Như Lai diệt độ, nếu có người nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa nhẫn đến một bài kệ, một câu, một niệm tùy hỷ, thì ta cũng thọ ký đạo Vô Thượng Chính đẳng Chính giác cho…’

6. ‘… Thọ trì đọc tụng, suy ngẫm kinh này sẽ được công đức vô lượng vô biên :
- Lửa chẳng đốt được,
- Nước chẳng làm trôi được,
- Có thể phá các giặc ma,
- Hoại quân sinh tử,
- Các oán địch thảy đều trừ diệt,
- Chỉ có bậc Như Lai, thiền định trí huệ của Thanh văn, Duyên giác nhẫn đến Bồ Tát, không ai bằng…’

7. ‘Kinh này có thể cứu tất cả chúng sinh, làm cho tất cả chúng sinh xa rời các khổ não, có thể lợi ích lớn và đầy mãn chỗ mong cầu của chúng sinh, như ao nước trong mát có thể đầy đủ cho người khát nước…’

Phật dạy các pháp lành. Ngay cũng chính Ngài so sánh sự hơn kém giữa các pháp.

Nghe những lời của Phật nói trên, chúng ta biết chắc chắn Quán Thế Âm Bồ tát là pháp hay nhất.

_________________________________-
Ông Tri Pháp thưa : Trong kinh Pháp Hoa, Phật có nói :
‘Nếu có người nghe kinh điển này, đúng như lời mà tu hành, thời khi ở đây chết liền qua cõi an lạc, chỗ trụ xứ của đức A Di Đà Phật, cùng chúng Đại Bồ tát vây quanh mà sinh trên tòa báu trong hoa sen. Chẳng còn lại bị lòng tham dục làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng giận dỗi, ngu si làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng kiêu mạn ghanh ghét, các tính nhơ làm khổ, được thần thông vô sinh pháp nhẫn của Bồ tát. Được pháp nhẫn đó rồi, thời nhãn căn thanh tịnh. Do nhãn căn thanh tịnh đó thấy được bảy trăm vạn hai nghìn ức na do tha hằng hà sa các Đức Phật Như Lai. Bây giờ các Đức Phật đồng khen rằng : Hay thay ! Hay Thay ! Thiện nam tử ! Nhà ngươi có thể ở trong pháp hội của đức Thích Ca Mâu Ni Phật mà thọ trì đọc tụng, suy ngẫm kinh này vì người khác nói, ngươi được công đức lửa chẳng đốt đặng, nước chẳng làm trôi đặng. Công đức của ngươi nghìn Phật chung nói, chẳng có thể hết được. Ngươi nay đã có thể phá các giặc ma, hoại quân sinh tử, các oán địch thảy đều trừ diệt. Thiện nam tử ! Trăm nghìn các Đức Phật dùng sức thần thông đồng chung thủ hộ ngươi. Tất cả trời, người trong đời không ai bằng ngươi. Chỉ trừ bậc Như Lai, bao nhiêu thiền định, trí tuệ của các Thanh văn, Duyên giác nhẫn đến Bồ tát, không ai bằng ngươi…’
Vậy ý nghĩa đoạn kinh này là thế nào ?

Đại sư nói : Đây là Phật nói cái Quả sau khi chết của cái Nhân tu hành theo kinh này (Diệu Pháp Liên Hoa kinh).
Vậy thì người tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát cũng là làm cái nhân hạnh để được sinh về cõi Tây phương Cực lạc thế giới của Đức Phật A Di Đà. Vì sao ?
Sinh vào các cõi ở trong vũ trụ cũng như vào sống ở các giới trong đời. Mình học giỏi, có tài trị dân thì được vào sống giới quan quyền. Còn mình làm ruộng thì phải sống trong giới nông phu, v.v…
Ở trong vũ trụ, các cõi được phân biệt lẫn nhau bằng những khối khí phần tưởng mà trong đạo Phật gọi là pháp giới tính.
Thuận theo chân lý đó, Đức Phật dạy pháp Quán Thế Âm Bồ tát. Vì sao ? Pháp Quán Thế Âm Bồ tát có năng lực mạnh mẽ quét sạch các khí phần tưởng tối tăm làm tổn hại và đồng thời tạo được khí phần tưởng hợp với cõi Tây Phương là thế giới có những hạnh phúc tinh thần lẫn vật chất cao trội hơn hết.
Con người của mình nói riêng và của mỗi chúng sinh nói chung luôn luôn bị cái khí phần mạnh nhất ở nơi tâm chi phối và lôi cuốn. Còn cái khí phần tưởng này lại bị cái khối lớn đồng loại với nó hút về, lúc sống hay lúc chết cũng vậy. Như cái lượng khối lớn của đá nam châm hút được các miếng sắt ở xa.

Ông Tri Pháp thưa : Trong đoạn kinh tả sắc thân Quán Thế Âm Bồ tát có nói Ngài dùng tay báu mà tiếp dẫn chúng sinh. Vậy chúng sinh được Ngài tiễp dẫn sẽ về cõi nào ?

Đại sư nói : Phật tả sắc thân Quán Thế Âm Bồ tát ở cõi Tây Phương thì sự tiếp dẫn chúng sinh của Ngài là về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vậy người tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát quyết định là không có hại gì đến cái tịnh nguyện cầu sinh về cõi Phật A Di Đà của mình. Lúc sống được sáng suốt, giải thoát tất cả khổ. Còn lúc lâm chung lại sẽ được Quán Thế Âm Bồ tát đến rước về cõi Tây Phương. Vậy thì tu pháp này chết, sống đều được lợi ích cả.
Nhưng nên biết rằng : Sự có Quán Thế Âm Bồ tát đến rước mình về cõi Tây Phương Cực Lạc trong lúc lâm chung không phải là cầu may. Vì sao ? Mình học cao, có tài đức lớn thì mới có sứ giả của nhà vua đến rước vào sống trong giới quan quyền. Vậy chính sự học cao hoặc tài đức của mình vời người đến rước mình chứ chẳng phải người đến rước riêng tư thương mình. Cũng như mình có phạm tội thì lính mới đến tận nhà bắt mình. Thành ra chính cái tội của mình vời lính đến chứ chẳng phải lính có lòng riêng tư ghét mình. Người lâm chung cũng vậy, nếu có khí phần tưởng nào ưu thế ở nơi tâm thì sẽ được nhân vật đồng loại với khí phần tưởng đó đến rước. Vậy chính cái khí phần tưởng có ưu thế ở nơi tâm đó mới là quan trọng. Cũng như những thí dụ nói trên, sự học cao hoặc tài đức hay là tội trạng của mình mới là quan trọng.
Vậy người tu hành có đắc niệm thì lúc lâm chung thấy có Quán Thế Âm Bồ tát đến rước. Bằng các khí phần tưởng khác có ưu thế hơn ở nơi tâm thì dầu có cầu khẩn cách mấy cũng không thấy được Quán Thế Âm Bồ tát đến rước. Vì sao ? Khí phần tưởng là tức tâm tức tính. Mà tâm tính của mình ít giác thanh tịnh thì làm sao được vào sống trong cõi giác và thanh tịnh. Quán thế Âm Bồ tát mà người tu thấy đến rước trong lúc lâm chung là cái đức tướng giác quan nghe trở lại mình. Chứ chẳng phải Quán Thế Âm Bồ tát có long riêng tư với mình. Đúng như lời kinh Hoa Nghiêm nói : ‘Nhất thiết duy tâm tạo’.
Lại như vậy nữa, nếu khí phần tưởng nào mạnh nhất ở nơi mình hợp với loài cá thì mình sẽ vào bụng cá, sinh ra là thân giống cá, ở chung với loài cá, lấy sông biển làm cõi nước. Còn nếu khí phần tưởng mạnh nhất ở nơi mình hợp với loài rắn thì mình sẽ sinh vào bụng rắn, sinh ra làm thân giống rắn, ở chung với loài rắn, lấy hang sâu làm cõi nước. Bằng khí phần tưởng mạnh nhất nơi mình hợp với loài người thì sẽ vào thai mẹ là loài người, sinh ra là thân giống người, chung sống với loài người, lấy quả địa cầu này làm cõi nước.
Cũng thế, tu hành Quán Thế Âm Bồ tát pháp mà khí phần tưởng giác và thanh tịnh được mạnh nhất ở nơi mình thì lúc lâm chung, mình sẽ vào hoa sen nơi ao thất bảo bên Tây Phương Cực Lạc, hoa sen nở ra là thân giống Phật, gặp vô lượng vô biên Đức Phật, lấy cảnh giới Phật làm cõi nước. Như thế thì làm sao chẳng được hạnh phúc cao trội hơn hết. Vậy nên cố gắng tu tập đúng nghĩa của pháp.

Ông Tri pháp thưa : Sao tôi nghe trong kinh nói : Phải niệm Phật A Di Đà mới được sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới ?

Đại sư nói : Vấy đề này bần tăng đã giải thích ở bài pháp đầu năm. Tuy nhiên, xin sơ lược nhắc lại :
Sự sinh được về cõi nào cũng là do ý thức, tức là thâm tâm nguyện muốn.
Lại trong kinh Lăng Nghiêm cũng có nói : Tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát, cầu chi được nấy, cho đến cầu Đại Niết bàn được Đại Niết bàn. Đại Niết bàn là quả Phật Như Lai mà cầu còn được nữa, huống chi cầu sinh về Tây Phương Cực Lạc là việc nhỏ.
Lại như vậy nữa, đúng theo chân lý là tùy ý người lâm chung mà thấy được nhân vật mình nguyện muốn đến rước mình chứ chẳng phải chỉ riêng Đức Phật A Di Đà mà thôi đâu. Nên vấn đề này không đáng lo. Quan hệ là phải dứt bớt ác tưởng, tăng trưởng giác và thanh tịnh tưởng. Khi khí phần tưởng giác và thanh tịnh được mạnh mẽ ở nơi tâm mình thì lo gì không được sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới ở đời sau.
Tuy nhiên, muốn cho giác và thanh tịnh tưởng mau được có thế lực mạnh mẽ ở nơi tâm mình thì nên thuận theo lời của Phật dạy là tu pháp lớn Quán Thế Âm Bồ tát.
Sẵn đây, bần tăng xin mượn lời kệ của Phật nói trong kinh Pháp Hoa để kết thúc buổi pháp hôm nay :
Phật nói :
‘Các Phật ngồi đạo tràng,
Pháp bí yếu đã đặng,
Người trì đọc kinh này,
Chẳng bao lâu cũng sẽ được…’
29. So sánh pháp Thiền với pháp Quán Thế Âm Bồ tát

Ông Chân Tín thưa : Pháp Quán Thế Âm Bồ tát khác với pháp Thiền định như thế nào ?

Đại sư nói : Tu thiền định là trước phải lo giữ giới, được giới rồi mới có Định, Định sinh Huệ. Còn pháp Quán Thế Âm Bồ tát thì khác. Không cần chú tâm đến giới, người tu chỉ lo niệm tưởng danh hiệu mà thôi.

Ông Chân Tín thưa : Nhờ Đại sư cho biết sự hơn kém giữa hai pháp này.

Đại sư nói : Với pháp Quán Thế Âm Bồ tát, người tại gia hay xuất gia đều có thể tu được. Còn pháp Thiền định chỉ dành cho giới xuất gia mà thôi. Lại nữa, trong giới xuất gia, có nhiều vị bị chùa chiền ràng buộc nên cũng không theo nổi pháp thiền. Vì sao ?
Tu thiền phải làm công phu với thời khắc nhất định. Còn với pháp quán Thế Âm Bồ tát thì làm công phu lúc nào cũng được. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có tưởng niệm danh hiệu. Bệnh hoạn hay xa nhà cũng không làm gián đoạn công phu, vì vậy kết quả được mau chóng. Tu thiền lấy giới làm trọng, nên ít có phương tiện tạo nhân lành. Còn người tu tập pháp Quán Thế Âm Bồ tát, vừa giải thoát khổ cho mình, cũng đồng thời tạo được nhiều nhân lành.
Pháp thiền đi lần từ Giới đến Định rồi Huệ. Còn pháp Quán Thế Âm Bồ tát đi ngược lại, là Định, Huệ, Giới. Như vậy cũng không thua kém chi.
Đắc Niết Bàn, thông vũ trụ đều thuộc về lực giải thoát và lực tri kiến chứ chẳng phải là mục tiêu chính của đạo Phật. Không Nhân là không Quả, nhân nếu to, quả sẽ lớn. Ngoài nhân quả, các mục đích khác đều là phương tiện mà thôi. Đạo Phật không phải là một đạo ích kỷ, chỉ lo riêng phần mình. Người tu không bao giờ lìa chúng sinh mê muội mà được thành Phật hoàn toàn. Giúp ích chúng sinh khổ não là Phật nhân. Hưởng hạnh phúc của nhâ này là Phật quả. Vả lại, không phải giúp ích chúng sinh trong một đời này mà thôi đâu mà là trong vô lượng đời sẽ tới nữa. Căn bản trên cái thuyết này mới gọi là chân thật Phật đạo hay là Đại thừa Phật pháp.
Các pháp để trong sạch hóa tư tưởng mình gọi là phương tiện trợ đạo, làm lợi ích cho chúng sinh mới thất là tu Phật đạo.
Cũng như người bệnh tự nói rằng : ‘Để tôi uống thuốc cho dứt bệnh của tôi trước, rồi tôi sẽ cho người đồng bệnh uống’. Ấy là lo cho mình trước, rồi sau mới lo cho người. Bằng người bệnh tự nói rằng : ‘Tôi uống thuốc và cũng đồng thời cho kẻ khác uống. Tôi và kẻ khác sẽ lành mạnh một lượt’. Tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát là áp dụng kiến thức lời nói sau.
Hết bệnh hoàn toàn là tâm trạng của Đức Phật. Đến được tâm trạng này là phải trải qua vô lượng đời kiếp tu hành.
Người tu hành ở trong đời đều là con bệnh cả. Nhưng người bệnh ít có thể cõng người bệnh nhiều. Nếu người bệnh ít nói : ‘Chờ cho tôi hết hẳn bệnh sẽ hay’. Như vậy có đáng kính chăng ?
Tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát mới có đầy đủ phương tiện để giúp đỡ. Vì sao ? Người nhờ có pháp làm gậy cho nên mặc dầu ta còn các sự khổ chứ cũng có thể dẫn dắt, nâng đỡ người đồng bệnh sang bên kia bờ giải thoát.
Có công được thưởng là lẽ dĩ nhiên của luật nhân quả. Đến lúc tự thân dứt hoàn toàn được bệnh, thử hỏi người tu thực hành được bao nhiêu nhân lành ? Có thể tưởng tượng được chăng cái thời gian lâu xa mà người tu qua lại cầu sinh tử để cõng vác người bệnh khổ ? Có thể đếm được chăng số lượng người được giúp đỡ ? Thời gian không tưởng tượng được và số lượng người được độ không đếm được. Thì phúc báu của người tu đó cũng không thể tưởng tượng hoặc đếm được.
Phật thường nói : Ta được phúc không lường là nhờ xưa kia tu hành đạo Bồ tát.
Chọn pháp Quán Thế Âm Bồ tát là có chí lớn, là tu hành chân thật Phật đạo.
Mình nhờ pháp mà giải thoát được thứ khổ não thì mình cũng có thể làm cho người giải thoát được thứ khổ đó. Theo luật nhân quả, cái công đức làm cho một người trở về đường lành sánh bằng công đức của sự tự độ trọn một đời. Như thế, trong một đời, mình làm được cho một nghìn người trở làm lành, công đức ấy sánh bằng một nghìn đời tự tu.

Ông Chân Tín thưa : Nhờ Đại sư giải thích thế nào là ĐỊNH, HUỆ, GIỚI của pháp Quán Thế Âm Bồ tát ?

Đại sư nói : Tâm người không tu chẳng có chỗ an trụ. Tư tưởng thường bị ngoại cảnh chi phối. Vả lại, ngoại cảnh hay theo thời gian mà thay đổi. Tư tưởng đồng thời phải chịu ảnh hưởng mới luôn. Việc làm không có chủ định, khi thiện, lúc ác. Lắm lúc ngoại cảnh thay đổi quá mau, làm rối loạn tư tưởng. Lẽ tất nhiên là hành động sẽ bất cập, sự hại nhiều hơn lợi. Như thế, tinh thần của người chẳng khác nào một dề lục bình ở dưới sông. Nó trôi theo những con nước rộng lớn, nó không có định phương hướng hoặc xứ sở nào để được ngừng nghỉ.
Còn người có tu, dùng cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát làm chỗ an trụ cho tâm mình. Tâm được an trụ như vậy gọi là có ĐỊNH. Ngoại cảnh có thay đổi mau chóng cách mấy cũng không làm tâm rối loạn. Tâm bất động là người có tu tịnh. Vì có tịnh nên các tư tưởng của mình nên được thấy biết không sai lầm. Thấy biết không sai lầm gọi là HUỆ. Người có huệ phân biệt được thiện tưởng và ác tưởng. Muốn được hạnh phúc, người cố gắng thực hành thiện tưởng và bớt làm ác tưởng, như vậy gọi là GIỚI.
Người có nhiều tham tưởng, quen thói trộm cắp, thật khó mà giữ giới không trộm cắp.
Người có tu tập niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ tát để xa lìa tham tưởng. Tham tưởng lần dứt hết, giới trộm cắp tự nhiên thành tựu. Vì sao ? Việc là gốc nơi tư tưởng. Tham tưởng không có, việc làm tham đâu sinh được.
Lại nữa, tâm giữ một niệm lâu ngày, trở thành có ĐỊNH. Vì tâm được ĐỊNH nên phát sáng. Tâm phát sáng, người tự nhiên thấy rõ các sự tổn hại của tham tưởng. Bởi các lẽ ấy, không cần ai khuyên bảo, tính tham này tự dứt. Tính tham đã bỏ là đâu còn trộm cắp nữa. Ấy là sự trộm cắp bị bứng tận gốc rễ.
Một pháp thật giản dị, không cần trước định một lối sống nào, chỉ siêng năng những tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát mà thôi. Các công đức lành sẽ lần lượt đến với mình.
Trong đời hoặc là giàu nghèo hay sang hèn, ai cũng thích sống tự do. Đặt trước một khuôn khổ tu hành nào là làm cho người chán ngán. Phải để mỗi người muốn tu tự vạch lối đi theo sở thích của họ. Như vậy, đường đạo mới có cơ hội phát triển. Quan hệ là làm sao cho ác tưởng được ngầm chuyển hóa. Quán Thế Âm Bồ tát niệm tưởng là phương tiện bậc nhất để đến mục đích đó. 
30. Đường lối tu hành

Ông Chân Tín thưa : Nhờ Đại sư giải thích đường lối tu hành pháp Quán Thế Âm Bồ tát.

Đại sư nói : Người muốn tu hành cần phải hiểu trước cái chỗ cứu cánh rốt ráo của đạo pháp mình, rồi lại tìm hiểu tình trạng hiện tại của tâm mình : Những gì cản trở mình đắc đạo ? Làm thế nào để vượt những chướng ngại ấy ?
Nhưng phải tìm nguồn gốc của mình trước đã. Như trước đã nói, nguồn gốc của mình là Chân Tâm. Chân Tâm cũng được gọi là ‘Bản Thể diệu giác minh’. Nó là nguồn gốc sinh ra các tướng nhân quả. Nó tạo các sự thưởng phạt. Nó thành tựu thân thể và thế giới. Nó không bao giờ thay đổi nhưng lại làm chỗ nương cho các tư tưởng thay đổi. Nó tùy nhân mà sinh quả. Nó là ‘THỂ’ mà hay hiện ra các ‘DỤNG’. Nó là tự tính bất sinh bất diệt.
Vậy thì, nguồn gốc của thân tâm mình hiện nay là cái tướng Quả của một Nhân. Cái tướng quả này nương nơi cái tự tính bất sinh bất diệt để được duy trì.
Còn Quán Thế Âm Bồ tát pháp thì dùng cái tự tính bất sinh bất diệt này làm căn bản. Vì thế cho nên, nó cũng được gọi là tự tính Niết Bàn. Người tu lại cũng dùng nó để truy cứu cánh của các nhân. Nó được thuận dùng sẽ tạo những tướng nhân quả tốt đẹp. Nó là tính tự nhiên, chẳng phải tu tập mới có. Nhân được nó, người tu mới thấy có chỗ trú ẩn chắc chắn và vững bền để giải thoát khổ.
Đường lối của pháp Quán Thế Âm Bồ Tát là Nhân Quả. Tuy nhiên, đối với tâm thì người tu luôn luôn giữ cái tự tính Niết bàn làm gốc. Bởi cớ sao ? Hạnh phúc chân thật chỉ tìm được ở nơi một tinh thần ổn định. Tự tính Niết bàn bất sinh bất diệt là chỗ mà tinh thần được ổn định tuyệt đối.
Chủ trương nhân quả tức là muốn khai thác triệt để Chân Tâm để được lợi mình, lợi người.
Nhân quả có hai : Tính nhân quả và tướng nhân quả. Cũng như thân và tâm của chúng ta hiện nay. Hoặc là Tướng hay là Tính, nhân quả phải được tương xứng với nhau. Vậy, muốn cho cái quả thế nào thì phải làm nhân đúng theo thế ấy. Như lời Phật nói : Phải là gạo, chứ sạn nấu không thể thành cơm được.
Sau đây là một đoạn kinh Lăng Nghiêm nói về nghĩa quyết định thứ nhất (Đệ nhất nghĩa) của cái nhân sơ khởi về Tính nhân quả của Phật thừa :
‘A Nan ! Nghĩa thứ nhất là nói hết thảy công đức đều ở nơi tâm sơ phát. Nếu ly cái tâm sơ phát thì không thành đạo vô thượng. Nay các ngươi muốn bỏ cái thừa Thanh văn tu cái thừa Bồ tát mà nhập cái chỗ thấy biết của Phật thì phải xét coi chỗ Nhân Địa phát tâm và chỗ Quả Địa, giác vị đồng hay khác !
Nếu chỗ Nhân địa còn dùng tâm sinh diệt làm gốc tu nhân mà muốn có cái Quả chân thường bất sinh bất diệt của Phật thừa thì thí dụ như rạch nước kiếm lửa, đào đất tìm trời, chắc là phi lý.
Vì cái tâm sinh diệt thuộc về hữu vi mà hữu vi là vô thường. Còn cái tâm bất sinh bất diệt là vô vi, mà vô vi là thường trụ, nên người tu thừa Bồ tát thì phải Nhân quả đồng nhau mới được.
Bởi cái nghĩa ấy, ngươi phải soi tỏ những pháp trong cõi khí thế gian mà xét coi, hễ cái nào làm được thì tất cảnh đều phải biến diệt tất cả.
A Nan ! Ngươi lại coi kỹ những pháp hữu vi trong thế gian, cái gì là chẳng hư nát mà chẳng nghe hư nát tới hư không. Bởi hư không chẳng phải là cái làm được thì làm sao hư nát. Vì vậy nên thủy chung cứ thường còn hoài.
Nếu biết được cái thể của hư không thì biết được cái quả của thừa Bồ tát là chẳng sinh chẳng diệt. Cũng như thế của hư không chẳng làm chẳng hư.
Thế thì muốn cái quả chẳng sinh, chẳng diệt thì phải lấy cái nhân chẳng sinh, chẳng diệt mới được’…
Theo như lời Phật nói, muốn cái Quả địa ‘chẳng sinh chẳng diệt’ thì phải nắm lấy cái Nhân địa ‘Chẳng sinh chẳng diệt’. Mà Phật cũng lại nói : Cái Tâm chẳng sinh, chẳng diệt như là hư không, không phải là cái làm được. Thế thì đúng là cái tự tính Niết bàn ở nơi mỗi người rồi. Vì sao ? Nó chẳng phải tu tập mà có được.
Nói về TÍNH của Nhân Quả là phải NHÂN TỨC QUẢ. Phải là nghĩa TỨC thì nhân quả mới tương xứng với nhau. Bởi thế cho nên, nắm lấy tự tính Niết bàn của chúng ta hiện nay làm nhân căn bản thì làm sao lại chẳng tương xứng với cái Quả của Phật thừa. Vì sao ? Giác vị của Nhân Địa và Quả Địa đều đồng nhau.
Nhưng trên thực tế, người nhận được tự tính Niết bàn của mình rồi mà cũng vẫn còn bị khổ. Vì sao ? Bởi người không có pháp giải thoát vậy.
Như người tội nhân thấy thế giới vui chơi bên ngoài rất muốn được tự do nhưng lại bị nhà lao giam hãm mãi. Vậy cần phải kiếm cách vượt qua cho khỏi bốn bức tường kiên cố của khám đường. Đối với người tu, khám đường là vòng vây của tư tưởng nhơ nhiễm. Phá nát tư tưởng nhơ nhiễm đó mới mong hưởng được hoàn toàn hạnh phúc của tự tính Niết bàn.
Tu hành là thực thi những phương tiện để giải thoát các thứ tư tưởng nhơ nhiễm.
Tu Phật thừa có hai chủ đích đồng thời đi đôi :
Chủ đích thứ nhất là làm cho mình hưởng được hạnh phúc của tự tính Niết bàn, tức là tự lợi.
Chủ đích thứ nhì là nhân nghiệp hạnh đạo của mình không bao giờ mất sự lợi tha.
Về chủ đích thứ nhất :
Phải dùng pháp Quán Thế Âm Bồ tát để đả phá những tư tưởng nhơ nhiễm. Tư tưởng nhơ nhiễm có dứt bớt thì người tu mới hưởng được một ít phần hạnh phúc của tự tính Niết bàn. Do nơi căn bản đó mà tiến mãi cho đến cái mức hoàn toàn giải thoát các tư tưởng nhơ nhiễm. Hoàn toàn giải thoát tư tưởng nhơ nhiễm là hoàn toàn sáng suốt, là tính vị của quả Phật Như Lai.
Hai bậc Thanh văn, Duyên giác, mặc dầu đã hết khổ nhưng chưa bằng Phật Như Lai vì còn nhiễm pháp giải thoát của mình.
Người tu luôn luôn bị các đợt nhơ nhiễm tưởng làm khổ. Thức tâm hay phiêu lưu, trôi dạt. Nó không kiên trụ quyết định, khi thì chỗ này, lúc lại chỗ khác. Muốn khỏi bị lôi kéo phải giữ một tưởng niệm. Cũng như chủ thuyền phải quăng neo để giữ thuyền ở lại một chỗ. Quán Thế Âm niệm tưởng thí dụ như cái neo. Vì sao phải dùng cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát ? Niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát sẽ sinh được các ‘thức lạc’ (58) và các ‘thức giác’ (59).
Tư tưởng nhơ nhiễm không phải là dễ trừ. Chướng nó như tướng cướp mạnh mẽ, lại thêm có khí giới. Nếu chẳng phải là một cái niệm tưởng đầy đủ năng lực, ắt việc giải thoát khó thành. Một học trò yếu đuối không thể chống lại tên du đãng. Phải là lính thì bọn cướp và du đãng mới khiếp sợ.
Các tướng ma của mình có thế lực rất lớn. Phải thành thật nhìn nhận là mình đã thua nhiều trận. Vì sao ? Nhiều pháp tu đã tỏ ra không có hiệu quả. Còn pháp Quán Thế Âm Bồ tát thì lại khác. Năng lực của cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát rất mạnh mẽ, có tu tập người mới thấy rõ.
Người tu chiêm bao, thấy có ma quỷ đến làm hại, niệm lên danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, cầu được độ. Bọn ma quỷ lũ lượt chạy mất. Lũ ma quỷ trong chiêm bao là phản ánh của tư tưởng nhơ nhiễm của chính mình.
Lại như vậy nữa, muốn đắc an lạc hoàn toàn là phải đến được cảnh giới vô niệm. Mà muốn được vô niệm, trước phải đắc nhất niệm. Giữ danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát là sẽ mau đắc nhất niệm. Đắc nhất niệm rồi, phải lìa sở đắc. Tự tính tròn thông, có không chẳng ngại. ‘Không’ và ‘Một’ chẳng phải hai tướng, người tu được hoàn toàn giải thoát.
Về chủ đích thứ nhì :
Bởi hạnh phúc đã được căn bản nơi Nhân Quả của tự tính Niết bàn. Còn tướng Nhân Quả của mình là phải được lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Không ai tránh khỏi được các tướng nhân quả. Đến như Phật cũng vậy. Tướng nhân quả nào cũng được bảy đại thành tựu. Vì sao ?
Phật có nói trong kinh Lăng Nghiêm : ‘Như Lai Tạng không phải là tướng của bảy đại nhưng lại không cấm chúng nó phát huy’.
Cũng như tâm của chúng ta hiện nay, không phải là tư tưởng nào nhưng nó lại không cấm các tư tưởng phát huy.
Bởi vậy, cho nên Phật có nói : Tính tướng của quả Phật gồm có 10 danh hiệu sau đây : 1. Như Lai, 2. Ứng cúng, 3. Chính biến tri, 4. Minh hạnh túc, 5. Thiện thệ, 6. Thế gian giải, 7. Vô thượng sĩ, 8. Điều ngự trượng phu, 9. Thiên nhân sư, 10. Phật Thế tôn.
Phật lại nói : ‘Các pháp Đại thừa là mẹ đẻ của chư Phật’. Nghĩa là tu Đại thừa pháp sẽ được quả Phật.
Pháp Quán Thế Âm Bồ tát là Đại thừa pháp. Vì sao ? Chẳng tu hạnh Bồ tát chẳng được Phật quả. Chẳng làm lợi ích chúng sinh vô lượng đời kiếp chẳng được Phật quả. Bởi quả Phật sinh được là gốc nơi có chúng sinh tội khổ mê tối. Cũng như bông sen phải được mọc dưới bùn. Bùn mặc dầu là hôi tanh nhưng có thể làm cho sen được thơm tho tươi đẹp. Biểu hiện bông sen của Phật đạo cũng là nguyên nhân nơi cái lý này.
Căn thân sinh diệt của mỗi đời là những tư tưởng được vật chất hóa. Vả lại, các tư tưởng nương tựa nhau mà liên tục sinh hóa biến diệt. Còn cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát gieo vào tâm là một mầm giống của tư tưởng Đại thừa Phật pháp. Vì sao ?
Mầm tưởng này sẽ lần lượt :
- Sinh ra những tư tưởng trong sạch, đúng theo học thuyết của Phật lý.
- Hóa ra những đức lành cao cả, đúng theo tinh thần của Phật giáo.
- Biến các dụng tính xấu ra tốt, đúng theo đường lối của Phật hạnh.
- Diệt tận gốc các tính nhơ nhiễm, để giải thoát những kiến thức mê lầm.
Nhờ sự sinh hóa biến diệt của cái tưởng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát như vậy mà người tiến tu đúng ngay đường lối đến cái cứu cánh rốt ráo của Phật đạo.
Giao vào tâm cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát để được thành Phật sau này, cũng như gieo hạt giống cam xuống đất. Người chủ vườn quyết định sẽ có cam ăn. Cây mọc lên chắc chắn là cây cam. Trái cam sẽ là ngon ngọt. Cũng thế, mình niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát chắc chắn là tu đúng Đại thừa Phật pháp, quyết định đó là Nhân Phật. Nhân Phật là Quả Phật. Quả Phật là hoàn toàn hạnh phúc.
33. Đắc pháp

Ông Chân Tín thưa : Tu tập đến mức độ nào mới là đắc pháp Quán Thế Âm Bồ tát ?

Đại sư nói : Người tu lúc nào cũng giải thoát được ác tưởng làm khổ và lúc nào cũng thông đạt được nguồn gốc và cứu cánh của mỗi niệm tưởng sinh nơi tâm mình. Như vậy gọi là đắc pháp Quán Thế Âm Bồ tát.

Ông Chân Tín thưa : Người đã đắc pháp còn sinh ác tưởng nữa hay chăng ?

Đại sư nói : Ác tưởng vẫn còn sinh được như thường. Nhưng phải chú ý cái điểm này : Tư tưởng ác dẫu còn sinh được nhưng không làm tổn hại được. Chúng nó đến với người tu để bị phân tích và vạch trần. Như trường hợp của những tên trộm cướp có mặt ở trong đồn cảnh sát và đứng trước điều tra viên. Nhờ chúng nó hiện đến mà người tu được thêm mãi các sự thấy biết. Do đấy mà Đức Phật tương lai sẽ được nhất thiết trí.

Ông Chân Tín thưa : Người tu đắc pháp Quán Thế Âm Bồ tát rồi còn lo sợ gì nữa chăng ?

Đại sư nói : Chỉ còn lo những gì mình chưa thấy biết và còn sợ thiếu các phương tiện lành. Phải tiếp tục tiến mãi cho đến quả Phật. Chính quả Phật mới gọi là đầy đủ các sự thấy biết và phương tiện lành.

Ông Chân Tín th10. Quán Thế Âm Bồ Tát là pháp cao trội nhất

Ông Chân Tín thưa : Pháp nào cũng là pháp phương tiện. Nhưng tại sao gọi Quán Thế Âm Bồ tát là pháp hay nhất ?

Đại sư nói : Các pháp của Phật dạy thí dụ như những báu vật của Ngài để dành cho chúng ta, dại gì lại chọn những báu vật to lớn, cồng kềnh khó mang, khó giữ. Ấy là các pháp như luật giới, thiền định, chỉ quán, v.v…

Quán Thế Âm Bồ tát pháp là hòn ngọc nhỏ. Sao gọi được là nhỏ ? Vì là pháp dễ giữ và dễ thực hành. Mặc dầu là hòn ngọc nhỏ nhưng lại quý hơn cả. Sao được gọi là quý hơn cả ? Vì cứu cánh của pháp này hơn cả các pháp khác. Nhân làm không thấy gì là khó khăn nhưng quả báo lại quá to lớn. Bởi lẽ ấy nên được gọi là pháp hay nhất.

Ông Chân Tín thưa : Ở đời, việc khó nhọc mới có kết quả rực rỡ. Lẽ đâu việc dễ làm như là niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát mà kết quả lại hơn các pháp khó ?

Đại sư nói : Mục đích của pháp nào cũng là giải thoát khổ của tham, sân, si.
Niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát là tu một lượt ba pháp GIỚI, THIỀN, QUÁN, vì sao ?

Tâm niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát nên không nghĩ đến được những điều nhơ quấy. Những điều nhơ quấy không được nghĩ đến thì làm sao được thật hành ? Như vậy gọi là tu tập Luật giới.

Tâm niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ tát, nên không bị tạp tưởng làm rối loạn. Không có tạp tưởng làm rối loạn là ở trong Định. Như vậy gọi là tu tập Thiền định.

Tâm niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ tát nên cái ‘Thức’ ngưng lại không chạy theo tư tưởng nữa mà còn rọi trở lại thấy biết hết thảy các tư tưởng. Như vậy gọi là tu tập Chỉ quán. Các khổ tham, sân, si đều nằm ở trong tư tưởng. Một niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát giải thoát một lần các khổ đó. Lúc nào muốn giải thoát là được, không cần phải cố chấp ép mình giữ gìn giới luật, cũng không cần phải nhất định có thời khắc công phu như Thiền, Quán.

Vả lại, ba pháp Luật, Thiền, Quán chưa chắc gì giải thoát cái tưởng si mê. Vì sao ? Nó là gốc bệnh lâu đời, khó được phân biệt. Người bệnh thấy mình đã khỏe, tưởng đâu dứt bệnh, nào dè gốc bệnh còn ở trong cơ thể. Bệnh si mê cũng vậy. Người tu hoặc luật giới hoặc thiền định hoặc chỉ quán thấy mình hết những khổ tham sân, tưởng rằng đã đắc đạo. Nào dè cái si mê còn ẩn trong pháp giải thoát của mình. Bởi thế cho nên, trong kinh Lăng Nghiêm, Phật ân cần dặn chúng đệ tử : Phải thận trọng đối với gốc bệnh si mê của mình, nhất là khi tu tập ba pháp nói trên.

Tu tập các pháp giải thoát khổ cũng như uống thuốc trừ bệnh. Nhà bác học phát minh ra món thuốc nào là rõ hơn ai hết những đặc tính của món thuốc đó. Chúng ta tu tập pháp nào của Phật dạy là phải tin theo lời của Phật nói về những đặc tính của pháp đó. Quán Thế Âm Bồ tát là pháp thuộc về bộ kinh Pháp Hoa.

Sau đây là những đoạn kinh Pháp Hoa nhấn mạnh về đặc tính của pháp này :
1. ‘… Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, liền được ly dục. Nếu người nhiều sân hận, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát, liền lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ tát liền lìa được ngu si…

2. ‘… Ở trong các kinh của ta nói, Pháp Hoa là tột thứ nhất’.

3. ‘… Đọc tụng kinh Pháp Hoa là dùng đức trang nghiêm của Phật để tự trang nghiêm mình…’

4. ‘… Tất cả pháp của Như Lai có, tất cả thần lực tự tại của Như Lai, tất cả việc rất sâu của Như Lai, đều tuyên bày rõ nói trong kinh này…’

5. ‘… Lại sau khi đức Như Lai diệt độ, nếu có người nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa nhẫn đến một bài kệ, một câu, một niệm tùy hỷ, thì ta cũng thọ ký đạo Vô Thượng Chính đẳng Chính giác cho…’

6. ‘… Thọ trì đọc tụng, suy ngẫm kinh này sẽ được công đức vô lượng vô biên :
- Lửa chẳng đốt được,
- Nước chẳng làm trôi được,
- Có thể phá các giặc ma,
- Hoại quân sinh tử,
- Các oán địch thảy đều trừ diệt,
- Chỉ có bậc Như Lai, thiền định trí huệ của Thanh văn, Duyên giác nhẫn đến Bồ Tát, không ai bằng…’

7. ‘Kinh này có thể cứu tất cả chúng sinh, làm cho tất cả chúng sinh xa rời các khổ não, có thể lợi ích lớn và đầy mãn chỗ mong cầu của chúng sinh, như ao nước trong mát có thể đầy đủ cho người khát nước…’

Phật dạy các pháp lành. Ngay cũng chính Ngài so sánh sự hơn kém giữa các pháp.

Nghe những lời của Phật nói trên, chúng ta biết chắc chắn Quán Thế Âm Bồ tát là pháp hay nhất.

_________________________________-
Ông Tri Pháp thưa : Trong kinh Pháp Hoa, Phật có nói :
‘Nếu có người nghe kinh điển này, đúng như lời mà tu hành, thời khi ở đây chết liền qua cõi an lạc, chỗ trụ xứ của đức A Di Đà Phật, cùng chúng Đại Bồ tát vây quanh mà sinh trên tòa báu trong hoa sen. Chẳng còn lại bị lòng tham dục làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng giận dỗi, ngu si làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng kiêu mạn ghanh ghét, các tính nhơ làm khổ, được thần thông vô sinh pháp nhẫn của Bồ tát. Được pháp nhẫn đó rồi, thời nhãn căn thanh tịnh. Do nhãn căn thanh tịnh đó thấy được bảy trăm vạn hai nghìn ức na do tha hằng hà sa các Đức Phật Như Lai. Bây giờ các Đức Phật đồng khen rằng : Hay thay ! Hay Thay ! Thiện nam tử ! Nhà ngươi có thể ở trong pháp hội của đức Thích Ca Mâu Ni Phật mà thọ trì đọc tụng, suy ngẫm kinh này vì người khác nói, ngươi được công đức lửa chẳng đốt đặng, nước chẳng làm trôi đặng. Công đức của ngươi nghìn Phật chung nói, chẳng có thể hết được. Ngươi nay đã có thể phá các giặc ma, hoại quân sinh tử, các oán địch thảy đều trừ diệt. Thiện nam tử ! Trăm nghìn các Đức Phật dùng sức thần thông đồng chung thủ hộ ngươi. Tất cả trời, người trong đời không ai bằng ngươi. Chỉ trừ bậc Như Lai, bao nhiêu thiền định, trí tuệ của các Thanh văn, Duyên giác nhẫn đến Bồ tát, không ai bằng ngươi…’
Vậy ý nghĩa đoạn kinh này là thế nào ?

Đại sư nói : Đây là Phật nói cái Quả sau khi chết của cái Nhân tu hành theo kinh này (Diệu Pháp Liên Hoa kinh).
Vậy thì người tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát cũng là làm cái nhân hạnh để được sinh về cõi Tây phương Cực lạc thế giới của Đức Phật A Di Đà. Vì sao ?
Sinh vào các cõi ở trong vũ trụ cũng như vào sống ở các giới trong đời. Mình học giỏi, có tài trị dân thì được vào sống giới quan quyền. Còn mình làm ruộng thì phải sống trong giới nông phu, v.v…
Ở trong vũ trụ, các cõi được phân biệt lẫn nhau bằng những khối khí phần tưởng mà trong đạo Phật gọi là pháp giới tính.
Thuận theo chân lý đó, Đức Phật dạy pháp Quán Thế Âm Bồ tát. Vì sao ? Pháp Quán Thế Âm Bồ tát có năng lực mạnh mẽ quét sạch các khí phần tưởng tối tăm làm tổn hại và đồng thời tạo được khí phần tưởng hợp với cõi Tây Phương là thế giới có những hạnh phúc tinh thần lẫn vật chất cao trội hơn hết.
Con người của mình nói riêng và của mỗi chúng sinh nói chung luôn luôn bị cái khí phần mạnh nhất ở nơi tâm chi phối và lôi cuốn. Còn cái khí phần tưởng này lại bị cái khối lớn đồng loại với nó hút về, lúc sống hay lúc chết cũng vậy. Như cái lượng khối lớn của đá nam châm hút được các miếng sắt ở xa.

Ông Tri Pháp thưa : Trong đoạn kinh tả sắc thân Quán Thế Âm Bồ tát có nói Ngài dùng tay báu mà tiếp dẫn chúng sinh. Vậy chúng sinh được Ngài tiễp dẫn sẽ về cõi nào ?

Đại sư nói : Phật tả sắc thân Quán Thế Âm Bồ tát ở cõi Tây Phương thì sự tiếp dẫn chúng sinh của Ngài là về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Vậy người tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát quyết định là không có hại gì đến cái tịnh nguyện cầu sinh về cõi Phật A Di Đà của mình. Lúc sống được sáng suốt, giải thoát tất cả khổ. Còn lúc lâm chung lại sẽ được Quán Thế Âm Bồ tát đến rước về cõi Tây Phương. Vậy thì tu pháp này chết, sống đều được lợi ích cả.
Nhưng nên biết rằng : Sự có Quán Thế Âm Bồ tát đến rước mình về cõi Tây Phương Cực Lạc trong lúc lâm chung không phải là cầu may. Vì sao ? Mình học cao, có tài đức lớn thì mới có sứ giả của nhà vua đến rước vào sống trong giới quan quyền. Vậy chính sự học cao hoặc tài đức của mình vời người đến rước mình chứ chẳng phải người đến rước riêng tư thương mình. Cũng như mình có phạm tội thì lính mới đến tận nhà bắt mình. Thành ra chính cái tội của mình vời lính đến chứ chẳng phải lính có lòng riêng tư ghét mình. Người lâm chung cũng vậy, nếu có khí phần tưởng nào ưu thế ở nơi tâm thì sẽ được nhân vật đồng loại với khí phần tưởng đó đến rước. Vậy chính cái khí phần tưởng có ưu thế ở nơi tâm đó mới là quan trọng. Cũng như những thí dụ nói trên, sự học cao hoặc tài đức hay là tội trạng của mình mới là quan trọng.
Vậy người tu hành có đắc niệm thì lúc lâm chung thấy có Quán Thế Âm Bồ tát đến rước. Bằng các khí phần tưởng khác có ưu thế hơn ở nơi tâm thì dầu có cầu khẩn cách mấy cũng không thấy được Quán Thế Âm Bồ tát đến rước. Vì sao ? Khí phần tưởng là tức tâm tức tính. Mà tâm tính của mình ít giác thanh tịnh thì làm sao được vào sống trong cõi giác và thanh tịnh. Quán thế Âm Bồ tát mà người tu thấy đến rước trong lúc lâm chung là cái đức tướng giác quan nghe trở lại mình. Chứ chẳng phải Quán Thế Âm Bồ tát có long riêng tư với mình. Đúng như lời kinh Hoa Nghiêm nói : ‘Nhất thiết duy tâm tạo’.
Lại như vậy nữa, nếu khí phần tưởng nào mạnh nhất ở nơi mình hợp với loài cá thì mình sẽ vào bụng cá, sinh ra là thân giống cá, ở chung với loài cá, lấy sông biển làm cõi nước. Còn nếu khí phần tưởng mạnh nhất ở nơi mình hợp với loài rắn thì mình sẽ sinh vào bụng rắn, sinh ra làm thân giống rắn, ở chung với loài rắn, lấy hang sâu làm cõi nước. Bằng khí phần tưởng mạnh nhất nơi mình hợp với loài người thì sẽ vào thai mẹ là loài người, sinh ra là thân giống người, chung sống với loài người, lấy quả địa cầu này làm cõi nước.
Cũng thế, tu hành Quán Thế Âm Bồ tát pháp mà khí phần tưởng giác và thanh tịnh được mạnh nhất ở nơi mình thì lúc lâm chung, mình sẽ vào hoa sen nơi ao thất bảo bên Tây Phương Cực Lạc, hoa sen nở ra là thân giống Phật, gặp vô lượng vô biên Đức Phật, lấy cảnh giới Phật làm cõi nước. Như thế thì làm sao chẳng được hạnh phúc cao trội hơn hết. Vậy nên cố gắng tu tập đúng nghĩa của pháp.

Ông Tri pháp thưa : Sao tôi nghe trong kinh nói : Phải niệm Phật A Di Đà mới được sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới ?

Đại sư nói : Vấy đề này bần tăng đã giải thích ở bài pháp đầu năm. Tuy nhiên, xin sơ lược nhắc lại :
Sự sinh được về cõi nào cũng là do ý thức, tức là thâm tâm nguyện muốn.
Lại trong kinh Lăng Nghiêm cũng có nói : Tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát, cầu chi được nấy, cho đến cầu Đại Niết bàn được Đại Niết bàn. Đại Niết bàn là quả Phật Như Lai mà cầu còn được nữa, huống chi cầu sinh về Tây Phương Cực Lạc là việc nhỏ.
Lại như vậy nữa, đúng theo chân lý là tùy ý người lâm chung mà thấy được nhân vật mình nguyện muốn đến rước mình chứ chẳng phải chỉ riêng Đức Phật A Di Đà mà thôi đâu. Nên vấn đề này không đáng lo. Quan hệ là phải dứt bớt ác tưởng, tăng trưởng giác và thanh tịnh tưởng. Khi khí phần tưởng giác và thanh tịnh được mạnh mẽ ở nơi tâm mình thì lo gì không được sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới ở đời sau.
Tuy nhiên, muốn cho giác và thanh tịnh tưởng mau được có thế lực mạnh mẽ ở nơi tâm mình thì nên thuận theo lời của Phật dạy là tu pháp lớn Quán Thế Âm Bồ tát.
Sẵn đây, bần tăng xin mượn lời kệ của Phật nói trong kinh Pháp Hoa để kết thúc buổi pháp hôm nay :
Phật nói :
‘Các Phật ngồi đạo tràng,
Pháp bí yếu đã đặng,
Người trì đọc kinh này,
Chẳng bao lâu cũng sẽ được…’
29. So sánh pháp Thiền với pháp Quán Thế Âm Bồ tát

Ông Chân Tín thưa : Pháp Quán Thế Âm Bồ tát khác với pháp Thiền định như thế nào ?

Đại sư nói : Tu thiền định là trước phải lo giữ giới, được giới rồi mới có Định, Định sinh Huệ. Còn pháp Quán Thế Âm Bồ tát thì khác. Không cần chú tâm đến giới, người tu chỉ lo niệm tưởng danh hiệu mà thôi.

Ông Chân Tín thưa : Nhờ Đại sư cho biết sự hơn kém giữa hai pháp này.

Đại sư nói : Với pháp Quán Thế Âm Bồ tát, người tại gia hay xuất gia đều có thể tu được. Còn pháp Thiền định chỉ dành cho giới xuất gia mà thôi. Lại nữa, trong giới xuất gia, có nhiều vị bị chùa chiền ràng buộc nên cũng không theo nổi pháp thiền. Vì sao ?
Tu thiền phải làm công phu với thời khắc nhất định. Còn với pháp quán Thế Âm Bồ tát thì làm công phu lúc nào cũng được. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có tưởng niệm danh hiệu. Bệnh hoạn hay xa nhà cũng không làm gián đoạn công phu, vì vậy kết quả được mau chóng. Tu thiền lấy giới làm trọng, nên ít có phương tiện tạo nhân lành. Còn người tu tập pháp Quán Thế Âm Bồ tát, vừa giải thoát khổ cho mình, cũng đồng thời tạo được nhiều nhân lành.
Pháp thiền đi lần từ Giới đến Định rồi Huệ. Còn pháp Quán Thế Âm Bồ tát đi ngược lại, là Định, Huệ, Giới. Như vậy cũng không thua kém chi.
Đắc Niết Bàn, thông vũ trụ đều thuộc về lực giải thoát và lực tri kiến chứ chẳng phải là mục tiêu chính của đạo Phật. Không Nhân là không Quả, nhân nếu to, quả sẽ lớn. Ngoài nhân quả, các mục đích khác đều là phương tiện mà thôi. Đạo Phật không phải là một đạo ích kỷ, chỉ lo riêng phần mình. Người tu không bao giờ lìa chúng sinh mê muội mà được thành Phật hoàn toàn. Giúp ích chúng sinh khổ não là Phật nhân. Hưởng hạnh phúc của nhâ này là Phật quả. Vả lại, không phải giúp ích chúng sinh trong một đời này mà thôi đâu mà là trong vô lượng đời sẽ tới nữa. Căn bản trên cái thuyết này mới gọi là chân thật Phật đạo hay là Đại thừa Phật pháp.
Các pháp để trong sạch hóa tư tưởng mình gọi là phương tiện trợ đạo, làm lợi ích cho chúng sinh mới thất là tu Phật đạo.
Cũng như người bệnh tự nói rằng : ‘Để tôi uống thuốc cho dứt bệnh của tôi trước, rồi tôi sẽ cho người đồng bệnh uống’. Ấy là lo cho mình trước, rồi sau mới lo cho người. Bằng người bệnh tự nói rằng : ‘Tôi uống thuốc và cũng đồng thời cho kẻ khác uống. Tôi và kẻ khác sẽ lành mạnh một lượt’. Tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát là áp dụng kiến thức lời nói sau.
Hết bệnh hoàn toàn là tâm trạng của Đức Phật. Đến được tâm trạng này là phải trải qua vô lượng đời kiếp tu hành.
Người tu hành ở trong đời đều là con bệnh cả. Nhưng người bệnh ít có thể cõng người bệnh nhiều. Nếu người bệnh ít nói : ‘Chờ cho tôi hết hẳn bệnh sẽ hay’. Như vậy có đáng kính chăng ?
Tu pháp Quán Thế Âm Bồ tát mới có đầy đủ phương tiện để giúp đỡ. Vì sao ? Người nhờ có pháp làm gậy cho nên mặc dầu ta còn các sự khổ chứ cũng có thể dẫn dắt, nâng đỡ người đồng bệnh sang bên kia bờ giải thoát.
Có công được thưởng là lẽ dĩ nhiên của luật nhân quả. Đến lúc tự thân dứt hoàn toàn được bệnh, thử hỏi người tu thực hành được bao nhiêu nhân lành ? Có thể tưởng tượng được chăng cái thời gian lâu xa mà người tu qua lại cầu sinh tử để cõng vác người bệnh khổ ? Có thể đếm được chăng số lượng người được giúp đỡ ? Thời gian không tưởng tượng được và số lượng người được độ không đếm được. Thì phúc báu của người tu đó cũng không thể tưởng tượng hoặc đếm được.
Phật thường nói : Ta được phúc không lường là nhờ xưa kia tu hành đạo Bồ tát.
Chọn pháp Quán Thế Âm Bồ tát là có chí lớn, là tu hành chân thật Phật đạo.
Mình nhờ pháp mà giải thoát được thứ khổ não thì mình cũng có thể làm cho người giải thoát được thứ khổ đó. Theo luật nhân quả, cái công đức làm cho một người trở về đường lành sánh bằng công đức của sự tự độ trọn một đời. Như thế, trong một đời, mình làm được cho một nghìn người trở làm lành, công đức ấy sánh bằng một nghìn đời tự tu.

Ông Chân Tín thưa : Nhờ Đại sư giải thích thế nào là ĐỊNH, HUỆ, GIỚI của pháp Quán Thế Âm Bồ tát ?

Đại sư nói : Tâm người không tu chẳng có chỗ an trụ. Tư tưởng thường bị ngoại cảnh chi phối. Vả lại, ngoại cảnh hay theo thời gian mà thay đổi. Tư tưởng đồng thời phải chịu ảnh hưởng mới luôn. Việc làm không có chủ định, khi thiện, lúc ác. Lắm lúc ngoại cảnh thay đổi quá mau, làm rối loạn tư tưởng. Lẽ tất nhiên là hành động sẽ bất cập, sự hại nhiều hơn lợi. Như thế, tinh thần của người chẳng khác nào một dề lục bình ở dưới sông. Nó trôi theo những con nước rộng lớn, nó không có định phương hướng hoặc xứ sở nào để được ngừng nghỉ.
Còn người có tu, dùng cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát làm chỗ an trụ cho tâm mình. Tâm được an trụ như vậy gọi là có ĐỊNH. Ngoại cảnh có thay đổi mau chóng cách mấy cũng không làm tâm rối loạn. Tâm bất động là người có tu tịnh. Vì có tịnh nên các tư tưởng của mình nên được thấy biết không sai lầm. Thấy biết không sai lầm gọi là HUỆ. Người có huệ phân biệt được thiện tưởng và ác tưởng. Muốn được hạnh phúc, người cố gắng thực hành thiện tưởng và bớt làm ác tưởng, như vậy gọi là GIỚI.
Người có nhiều tham tưởng, quen thói trộm cắp, thật khó mà giữ giới không trộm cắp.
Người có tu tập niệm tưởng Quán Thế Âm Bồ tát để xa lìa tham tưởng. Tham tưởng lần dứt hết, giới trộm cắp tự nhiên thành tựu. Vì sao ? Việc là gốc nơi tư tưởng. Tham tưởng không có, việc làm tham đâu sinh được.
Lại nữa, tâm giữ một niệm lâu ngày, trở thành có ĐỊNH. Vì tâm được ĐỊNH nên phát sáng. Tâm phát sáng, người tự nhiên thấy rõ các sự tổn hại của tham tưởng. Bởi các lẽ ấy, không cần ai khuyên bảo, tính tham này tự dứt. Tính tham đã bỏ là đâu còn trộm cắp nữa. Ấy là sự trộm cắp bị bứng tận gốc rễ.
Một pháp thật giản dị, không cần trước định một lối sống nào, chỉ siêng năng những tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát mà thôi. Các công đức lành sẽ lần lượt đến với mình.
Trong đời hoặc là giàu nghèo hay sang hèn, ai cũng thích sống tự do. Đặt trước một khuôn khổ tu hành nào là làm cho người chán ngán. Phải để mỗi người muốn tu tự vạch lối đi theo sở thích của họ. Như vậy, đường đạo mới có cơ hội phát triển. Quan hệ là làm sao cho ác tưởng được ngầm chuyển hóa. Quán Thế Âm Bồ tát niệm tưởng là phương tiện bậc nhất để đến mục đích đó. 
30. Đường lối tu hành

Ông Chân Tín thưa : Nhờ Đại sư giải thích đường lối tu hành pháp Quán Thế Âm Bồ tát.

Đại sư nói : Người muốn tu hành cần phải hiểu trước cái chỗ cứu cánh rốt ráo của đạo pháp mình, rồi lại tìm hiểu tình trạng hiện tại của tâm mình : Những gì cản trở mình đắc đạo ? Làm thế nào để vượt những chướng ngại ấy ?
Nhưng phải tìm nguồn gốc của mình trước đã. Như trước đã nói, nguồn gốc của mình là Chân Tâm. Chân Tâm cũng được gọi là ‘Bản Thể diệu giác minh’. Nó là nguồn gốc sinh ra các tướng nhân quả. Nó tạo các sự thưởng phạt. Nó thành tựu thân thể và thế giới. Nó không bao giờ thay đổi nhưng lại làm chỗ nương cho các tư tưởng thay đổi. Nó tùy nhân mà sinh quả. Nó là ‘THỂ’ mà hay hiện ra các ‘DỤNG’. Nó là tự tính bất sinh bất diệt.
Vậy thì, nguồn gốc của thân tâm mình hiện nay là cái tướng Quả của một Nhân. Cái tướng quả này nương nơi cái tự tính bất sinh bất diệt để được duy trì.
Còn Quán Thế Âm Bồ tát pháp thì dùng cái tự tính bất sinh bất diệt này làm căn bản. Vì thế cho nên, nó cũng được gọi là tự tính Niết Bàn. Người tu lại cũng dùng nó để truy cứu cánh của các nhân. Nó được thuận dùng sẽ tạo những tướng nhân quả tốt đẹp. Nó là tính tự nhiên, chẳng phải tu tập mới có. Nhân được nó, người tu mới thấy có chỗ trú ẩn chắc chắn và vững bền để giải thoát khổ.
Đường lối của pháp Quán Thế Âm Bồ Tát là Nhân Quả. Tuy nhiên, đối với tâm thì người tu luôn luôn giữ cái tự tính Niết bàn làm gốc. Bởi cớ sao ? Hạnh phúc chân thật chỉ tìm được ở nơi một tinh thần ổn định. Tự tính Niết bàn bất sinh bất diệt là chỗ mà tinh thần được ổn định tuyệt đối.
Chủ trương nhân quả tức là muốn khai thác triệt để Chân Tâm để được lợi mình, lợi người.
Nhân quả có hai : Tính nhân quả và tướng nhân quả. Cũng như thân và tâm của chúng ta hiện nay. Hoặc là Tướng hay là Tính, nhân quả phải được tương xứng với nhau. Vậy, muốn cho cái quả thế nào thì phải làm nhân đúng theo thế ấy. Như lời Phật nói : Phải là gạo, chứ sạn nấu không thể thành cơm được.
Sau đây là một đoạn kinh Lăng Nghiêm nói về nghĩa quyết định thứ nhất (Đệ nhất nghĩa) của cái nhân sơ khởi về Tính nhân quả của Phật thừa :
‘A Nan ! Nghĩa thứ nhất là nói hết thảy công đức đều ở nơi tâm sơ phát. Nếu ly cái tâm sơ phát thì không thành đạo vô thượng. Nay các ngươi muốn bỏ cái thừa Thanh văn tu cái thừa Bồ tát mà nhập cái chỗ thấy biết của Phật thì phải xét coi chỗ Nhân Địa phát tâm và chỗ Quả Địa, giác vị đồng hay khác !
Nếu chỗ Nhân địa còn dùng tâm sinh diệt làm gốc tu nhân mà muốn có cái Quả chân thường bất sinh bất diệt của Phật thừa thì thí dụ như rạch nước kiếm lửa, đào đất tìm trời, chắc là phi lý.
Vì cái tâm sinh diệt thuộc về hữu vi mà hữu vi là vô thường. Còn cái tâm bất sinh bất diệt là vô vi, mà vô vi là thường trụ, nên người tu thừa Bồ tát thì phải Nhân quả đồng nhau mới được.
Bởi cái nghĩa ấy, ngươi phải soi tỏ những pháp trong cõi khí thế gian mà xét coi, hễ cái nào làm được thì tất cảnh đều phải biến diệt tất cả.
A Nan ! Ngươi lại coi kỹ những pháp hữu vi trong thế gian, cái gì là chẳng hư nát mà chẳng nghe hư nát tới hư không. Bởi hư không chẳng phải là cái làm được thì làm sao hư nát. Vì vậy nên thủy chung cứ thường còn hoài.
Nếu biết được cái thể của hư không thì biết được cái quả của thừa Bồ tát là chẳng sinh chẳng diệt. Cũng như thế của hư không chẳng làm chẳng hư.
Thế thì muốn cái quả chẳng sinh, chẳng diệt thì phải lấy cái nhân chẳng sinh, chẳng diệt mới được’…
Theo như lời Phật nói, muốn cái Quả địa ‘chẳng sinh chẳng diệt’ thì phải nắm lấy cái Nhân địa ‘Chẳng sinh chẳng diệt’. Mà Phật cũng lại nói : Cái Tâm chẳng sinh, chẳng diệt như là hư không, không phải là cái làm được. Thế thì đúng là cái tự tính Niết bàn ở nơi mỗi người rồi. Vì sao ? Nó chẳng phải tu tập mà có được.
Nói về TÍNH của Nhân Quả là phải NHÂN TỨC QUẢ. Phải là nghĩa TỨC thì nhân quả mới tương xứng với nhau. Bởi thế cho nên, nắm lấy tự tính Niết bàn của chúng ta hiện nay làm nhân căn bản thì làm sao lại chẳng tương xứng với cái Quả của Phật thừa. Vì sao ? Giác vị của Nhân Địa và Quả Địa đều đồng nhau.
Nhưng trên thực tế, người nhận được tự tính Niết bàn của mình rồi mà cũng vẫn còn bị khổ. Vì sao ? Bởi người không có pháp giải thoát vậy.
Như người tội nhân thấy thế giới vui chơi bên ngoài rất muốn được tự do nhưng lại bị nhà lao giam hãm mãi. Vậy cần phải kiếm cách vượt qua cho khỏi bốn bức tường kiên cố của khám đường. Đối với người tu, khám đường là vòng vây của tư tưởng nhơ nhiễm. Phá nát tư tưởng nhơ nhiễm đó mới mong hưởng được hoàn toàn hạnh phúc của tự tính Niết bàn.
Tu hành là thực thi những phương tiện để giải thoát các thứ tư tưởng nhơ nhiễm.
Tu Phật thừa có hai chủ đích đồng thời đi đôi :
Chủ đích thứ nhất là làm cho mình hưởng được hạnh phúc của tự tính Niết bàn, tức là tự lợi.
Chủ đích thứ nhì là nhân nghiệp hạnh đạo của mình không bao giờ mất sự lợi tha.
Về chủ đích thứ nhất :
Phải dùng pháp Quán Thế Âm Bồ tát để đả phá những tư tưởng nhơ nhiễm. Tư tưởng nhơ nhiễm có dứt bớt thì người tu mới hưởng được một ít phần hạnh phúc của tự tính Niết bàn. Do nơi căn bản đó mà tiến mãi cho đến cái mức hoàn toàn giải thoát các tư tưởng nhơ nhiễm. Hoàn toàn giải thoát tư tưởng nhơ nhiễm là hoàn toàn sáng suốt, là tính vị của quả Phật Như Lai.
Hai bậc Thanh văn, Duyên giác, mặc dầu đã hết khổ nhưng chưa bằng Phật Như Lai vì còn nhiễm pháp giải thoát của mình.
Người tu luôn luôn bị các đợt nhơ nhiễm tưởng làm khổ. Thức tâm hay phiêu lưu, trôi dạt. Nó không kiên trụ quyết định, khi thì chỗ này, lúc lại chỗ khác. Muốn khỏi bị lôi kéo phải giữ một tưởng niệm. Cũng như chủ thuyền phải quăng neo để giữ thuyền ở lại một chỗ. Quán Thế Âm niệm tưởng thí dụ như cái neo. Vì sao phải dùng cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát ? Niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát sẽ sinh được các ‘thức lạc’ (58) và các ‘thức giác’ (59).
Tư tưởng nhơ nhiễm không phải là dễ trừ. Chướng nó như tướng cướp mạnh mẽ, lại thêm có khí giới. Nếu chẳng phải là một cái niệm tưởng đầy đủ năng lực, ắt việc giải thoát khó thành. Một học trò yếu đuối không thể chống lại tên du đãng. Phải là lính thì bọn cướp và du đãng mới khiếp sợ.
Các tướng ma của mình có thế lực rất lớn. Phải thành thật nhìn nhận là mình đã thua nhiều trận. Vì sao ? Nhiều pháp tu đã tỏ ra không có hiệu quả. Còn pháp Quán Thế Âm Bồ tát thì lại khác. Năng lực của cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát rất mạnh mẽ, có tu tập người mới thấy rõ.
Người tu chiêm bao, thấy có ma quỷ đến làm hại, niệm lên danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, cầu được độ. Bọn ma quỷ lũ lượt chạy mất. Lũ ma quỷ trong chiêm bao là phản ánh của tư tưởng nhơ nhiễm của chính mình.
Lại như vậy nữa, muốn đắc an lạc hoàn toàn là phải đến được cảnh giới vô niệm. Mà muốn được vô niệm, trước phải đắc nhất niệm. Giữ danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát là sẽ mau đắc nhất niệm. Đắc nhất niệm rồi, phải lìa sở đắc. Tự tính tròn thông, có không chẳng ngại. ‘Không’ và ‘Một’ chẳng phải hai tướng, người tu được hoàn toàn giải thoát.
Về chủ đích thứ nhì :
Bởi hạnh phúc đã được căn bản nơi Nhân Quả của tự tính Niết bàn. Còn tướng Nhân Quả của mình là phải được lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Không ai tránh khỏi được các tướng nhân quả. Đến như Phật cũng vậy. Tướng nhân quả nào cũng được bảy đại thành tựu. Vì sao ?
Phật có nói trong kinh Lăng Nghiêm : ‘Như Lai Tạng không phải là tướng của bảy đại nhưng lại không cấm chúng nó phát huy’.
Cũng như tâm của chúng ta hiện nay, không phải là tư tưởng nào nhưng nó lại không cấm các tư tưởng phát huy.
Bởi vậy, cho nên Phật có nói : Tính tướng của quả Phật gồm có 10 danh hiệu sau đây : 1. Như Lai, 2. Ứng cúng, 3. Chính biến tri, 4. Minh hạnh túc, 5. Thiện thệ, 6. Thế gian giải, 7. Vô thượng sĩ, 8. Điều ngự trượng phu, 9. Thiên nhân sư, 10. Phật Thế tôn.
Phật lại nói : ‘Các pháp Đại thừa là mẹ đẻ của chư Phật’. Nghĩa là tu Đại thừa pháp sẽ được quả Phật.
Pháp Quán Thế Âm Bồ tát là Đại thừa pháp. Vì sao ? Chẳng tu hạnh Bồ tát chẳng được Phật quả. Chẳng làm lợi ích chúng sinh vô lượng đời kiếp chẳng được Phật quả. Bởi quả Phật sinh được là gốc nơi có chúng sinh tội khổ mê tối. Cũng như bông sen phải được mọc dưới bùn. Bùn mặc dầu là hôi tanh nhưng có thể làm cho sen được thơm tho tươi đẹp. Biểu hiện bông sen của Phật đạo cũng là nguyên nhân nơi cái lý này.
Căn thân sinh diệt của mỗi đời là những tư tưởng được vật chất hóa. Vả lại, các tư tưởng nương tựa nhau mà liên tục sinh hóa biến diệt. Còn cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát gieo vào tâm là một mầm giống của tư tưởng Đại thừa Phật pháp. Vì sao ?
Mầm tưởng này sẽ lần lượt :
- Sinh ra những tư tưởng trong sạch, đúng theo học thuyết của Phật lý.
- Hóa ra những đức lành cao cả, đúng theo tinh thần của Phật giáo.
- Biến các dụng tính xấu ra tốt, đúng theo đường lối của Phật hạnh.
- Diệt tận gốc các tính nhơ nhiễm, để giải thoát những kiến thức mê lầm.
Nhờ sự sinh hóa biến diệt của cái tưởng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát như vậy mà người tiến tu đúng ngay đường lối đến cái cứu cánh rốt ráo của Phật đạo.
Giao vào tâm cái niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát để được thành Phật sau này, cũng như gieo hạt giống cam xuống đất. Người chủ vườn quyết định sẽ có cam ăn. Cây mọc lên chắc chắn là cây cam. Trái cam sẽ là ngon ngọt. Cũng thế, mình niệm tưởng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát chắc chắn là tu đúng Đại thừa Phật pháp, quyết định đó là Nhân Phật. Nhân Phật là Quả Phật. Quả Phật là hoàn toàn hạnh phúc.
33. Đắc pháp

Ông Chân Tín thưa : Tu tập đến mức độ nào mới là đắc pháp Quán Thế Âm Bồ tát ?

Đại sư nói : Người tu lúc nào cũng giải thoát được ác tưởng làm khổ và lúc nào cũng thông đạt được nguồn gốc và cứu cánh của mỗi niệm tưởng sinh nơi tâm mình. Như vậy gọi là đắc pháp Quán Thế Âm Bồ tát.

Ông Chân Tín thưa : Người đã đắc pháp còn sinh ác tưởng nữa hay chăng ?

Đại sư nói : Ác tưởng vẫn còn sinh được như thường. Nhưng phải chú ý cái điểm này : Tư tưởng ác dẫu còn sinh được nhưng không làm tổn hại được. Chúng nó đến với người tu để bị phân tích và vạch trần. Như trường hợp của những tên trộm cướp có mặt ở trong đồn cảnh sát và đứng trước điều tra viên. Nhờ chúng nó hiện đến mà người tu được thêm mãi các sự thấy biết. Do đấy mà Đức Phật tương lai sẽ được nhất thiết trí.

Ông Chân Tín thưa : Người tu đắc pháp Quán Thế Âm Bồ tát rồi còn lo sợ gì nữa chăng ?

Đại sư nói : Chỉ còn lo những gì mình chưa thấy biết và còn sợ thiếu các phương tiện lành. Phải tiếp tục tiến mãi cho đến quả Phật. Chính quả Phật mới gọi là đầy đủ các sự thấy biết và phương tiện lành.

Ông Chân Tín thưa : Sao trước kia Đại sư lại nói : Tu tập Quán Thế Âm Bồ tát pháp sẽ hết các sự lo sợ ?

Đại sư nói : Hết lo sợ các sự khổ đến với mình là đúng hơn. Như người đã dư dả tiền của rồi là hết lo sợ cái nghèo. Nhưng cũng còn phải lo tiến hành công việc làm ăn để được giàu thêm. Người đắc pháp hết những nghĩ tưởng lo sợ. Còn nghĩa lo sợ nói đây là ở trong việc làm. Vì sao ? Chưa thấy biết hết là phải lo tu tập thêm để thấy biết hết. Chưa đầy đủ phương tiện lành là phải lo tu tập thêm để được đầy đủ phương tiện lành. Có sợ những điều mình chưa thấy biết và có lo thiếu những phương tiện lành người tu mới có tinh tấn, tu hành kiên cố để đến quả Phật. Vì sao ? Quả Phật là bậc sang nhất, giàu nhất, danh tiếng nhất, sáng suốt nhất và hạnh phúc nhất. Đắc Quán Thế Âm Bồ tát pháp là mới vượt khỏi một chặng đầu của con đường Phật thừa. Còn nhiều nhân phải làm và còn nhiều sự việc phải được thấy biết nữa.

Thưa : Sao trước kia Đại sư lại nói : Tu tập Quán Thế Âm Bồ tát pháp sẽ hết các sự lo sợ ?

Đại sư nói : Hết lo sợ các sự khổ đến với mình là đúng hơn. Như người đã dư dả tiền của rồi là hết lo sợ cái nghèo. Nhưng cũng còn phải lo tiến hành công việc làm ăn để được giàu thêm. Người đắc pháp hết những nghĩ tưởng lo sợ. Còn nghĩa lo sợ nói đây là ở trong việc làm. Vì sao ? Chưa thấy biết hết là phải lo tu tập thêm để thấy biết hết. Chưa đầy đủ phương tiện lành là phải lo tu tập thêm để được đầy đủ phương tiện lành. Có sợ những điều mình chưa thấy biết và có lo thiếu những phương tiện lành người tu mới có tinh tấn, tu hành kiên cố để đến quả Phật. Vì sao ? Quả Phật là bậc sang nhất, giàu nhất, danh tiếng nhất, sáng suốt nhất và hạnh phúc nhất. Đắc Quán Thế Âm Bồ tát pháp là mới vượt khỏi một chặng đầu của con đường Phật thừa. Còn nhiều nhân phải làm và còn nhiều sự việc phải được thấy biết nữa.




 (Còn tiếp sẽ cập nhật sau)


TIN ĐƯỢC QUAN TÂM